Điện áp là gì? Những khái niệm về điện áp phổ biến - Giải Pháp Đo Kiểm

Hầu hết các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng, từ chiếc đèn trên bàn làm việc đến chiếc máy tính trong phòng làm việc, đều dựa trên một khái niệm vật lý quan trọng: điện áp. Điện áp không chỉ giúp chúng ta hiểu cách hoạt động của các thiết bị điện tử, mà còn là một thành phần quan trọng trong vật lý và kỹ thuật điện.

Trong bài viết này, Giải Pháp Đo Kiểm sẽ giải đáp câu hỏi “Điện áp là gì?” và giới thiệu một số khái niệm cơ bản liên quan đến điện áp mà mọi người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Điện áp là gì?

Theo Wikipedia, điện áp hay còn được gọi với tên hiệu điện thế, chính là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 cực của một nguồn. Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường tĩnh là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó.

Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện) hoặc sự mất đi, sử dụng hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế). Hiệu điện thế có thể sinh ra bởi điện trường tĩnh, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian hoặc sự kết hợp 3 nguồn điện. Dụng cụ để đo hiệu điện thế là vôn kế hoặc tĩnh điện kế,…

Khái quát về điện áp

khái quát về điện áp
Khái quát về điện áp

Xem thêm: Vôn kế là dụng cụ dùng để đo đại lượng nào?

Điện áp ký hiệu là gì?

Điện áp ký hiệu là: V hoặc U.

Đơn vị tính là: V, kV, mV

Đơn vị đo điện áp là gì?

Từ khái niệm của điện áp kết hợp ký hiệu vật lý, chúng ra có thể đơn giản về định nghĩa trên như sau:

Chúng ta có 2 điểm A và B để đo công thực hiện hay sự chênh lệch điện thế ở hai điểm đó.

Ta có: V(AB) = V(A) – V(B) = -V(AB)

Tính tại một điểm thì: V = U = I.R.

Trong đó:

  • I: là cường độ dòng điện với đơn vị tính là A – ampe.
  • R: là điện trở hay phần cản điện với đơn vị tính là ôm.

Một số khái niệm phổ biến về điện áp

một số khái niệm về điện áp
Khái niệm về điện áp phổ biến

Điện áp định mức là gì?

Điện áp định mức (còn được gọi là điện áp danh định, có ký hiệu Uđm hoặc Udd) của lưới điện là điện áp cơ sở nhằm để thiết kế và vận hành lưới điện. Nó là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện, quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị và giá thành.

Đối với lưới điện có 2 loại điện áp là điện áp dây (giữa hai dây pha) và điện áp pha (giữa dây pha và dây trung tính hay đất). Điện áp danh định là điện áp dây. Và chỉ ở lưới điện hạ áp mới dùng điện áp pha, giá trị của nó viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.

Điện áp DC là gì?

Điện áp DC chính là điện áp một chiều, là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện đi qua mạch 1 chiều. Cường độ điện thế có thể thay đổi về độ lớn nhưng không thể thay đổi về chiều.

Điện áp AC là gì?

Điện áp AC chính là điện áp xoay chiều, là điện áp có chiều và cường độ điện thế thay đổi theo thời gian cả về chiều và độ lớn. Điện áp xoay chiều gồm hai loại là điện áp xoay chiều một pha và điện áp xoay chiều ba pha.

Điện áp bước, điện áp tiếp xúc là gì?

Điện áp bước là điện áp giữa 2 chân người khi bước trên mặt đất trong vùng sự cố. Điện áp tiếp xúc chính là điện áp giữa vị trí chân người đứng với phần tiếp đất của thiết bị mà con người có thể chạm phải.

Vùng sự cố có thể hiểu là vị trí khu vực đất bị nhiễm điện bởi các nguyên nhân gây sự cố có thể là do ngắn mạch hay sự cố do sét,… Trong quá trình vận hành các trạm biến áp cũng như đường dây, các sự cố về điện gây ra dòng điện rất lớn đi vào trong đất. Và dòng điện này tại ra 1 profile điện thế trong đất.

Điện áp pha là gì?

Điện áp pha là điện áp giữa dây pha và dây trung tính, điện áp dây chính là điện áp giữa 2 dây pha. Có thể hiểu đơn giản khái niệm điện áp pha là điện áp nằm trên dây đó. Ví dụ, điện áp nhà bạn 220V thì dây pha bằng 220V. Điện áp dây có thể hiểu là điện áp đo được giữa hai đường dây pha.

Điện áp tức thời là gì?

Trị số của dòng điện và điện áp sin ở một thời điểm t được gọi là trị số tức thời. Điện áp tức thời tính theo cường độ dòng điện tức thời.

Điện áp định danh là gì?

Điện áp định danh là giá trị điện áp (đơn vị V) được quy định trên danh nghĩa dùng để xác định hoặc nhận dạng điện áp của hệ thống điện.

Điện áp VDC là gì?

Điện áp VDC chính là hiệu điện thế của dòng điện một chiều điện áp thấp 12V hoặc 24V chuyển ra điện áp 220V. Điện áp này chủ yếu dùng cho máy tính xách tay và thiết bị điện tử nhỏ.

Điện áp hiệu dụng là gì?

Điện áp hiệu dụng được hiểu là giá trị trung bình bình phương của điện áp cực đại ở 2 đầu đoạn mạch.

Điện áp gồm mấy loại?

phân loại điện áp
Phân loại điện áp

Tại Việt Nam, hiệu điện thế được phân thành 3 loại cơ bản sau đây:

Điện cao thế

Điện cao thế còn được gọi là điện thế cao, đây là dòng điện có điện áp đủ lớn để gây hại đến sinh vật sống. Loại điện áp này chủ yếu được dùng trong phân phối điện năng, ống phóng tia cathode, sản sinh tia X và các chùm hạt nhằm để thể hiện hồ quang điện, cho sự xẹt điện, trong đèn nhân quang điện, các đèn điện tử chân không máy khuếch đại năng lượng cao và các ứng dụng khoa học và công nghệ khác.

Điện trung thế

Điện trung thế có cấp điện áp nhỏ hơn cao thế. Ở các công trình, khu công nghiệp, khu dân sinh,… thường có đường điện trung thế cấp đến máy biến áp, sau đó đến hạ áp để phân phối điện. Những cấp điện áp thường hay dùng như: 22KV, 35 KV.

Điện hạ thế

Điện hạ thế chính là điện sử dụng để cấp cho các thiết bị hoạt động gồm điện hạ thế 1 pha, điện hạ thế 2 pha, điện hạ thế 3 pha. Trong đó, điện áp 1 pha và điện 2 pha ít xuất hiện ở Việt Nam, thường cung cấp nguồn vào cho một số loại ổn áp đặc biệt. Còn điện áp 3 pha thì thường hay gặp trong điện công nghiệp.

Bạn xem thêm: Đồng Hồ Ampe Kìm Chính Hãng Giá Tốt Nhất Thị Trường – Giải Pháp Đo Kiểm

Cách khắc phục sự cố điện áp yếu

Ở Việt Nam, các thiết bị điện làm việc trong khoảng điện áp 220 – 240V. Điện áp thấp hơn hoặc cao hơn phạm vi này cần được điều chỉnh nếu thiết bị đó không tự xử lý được.

Nguyên nhân khiến hiệu điện thế không ổn định

Nguyên nhân khiến điện áp bị thiếu hụt không phải do các nhà máy điện không cung cấp đủ dòng điện cho nhu cầu sử dụng của người dân mà là do bị sụt áp trên đường dây. Vì các nhà máy điện thường ở khá xa nên dòng điện trên đường truyền tải bị tiêu hao gây ra sụt áp, điều này có thể gây hại cho các thiết bị điện: giảm tuổi thọ của máy móc hoặc gây cháy hỏng cho thiết bị.

Giải pháp khắc phục sự cố điện áp yếu

Để khắc phục tình trạng yếu điện, nhà nước thường cho thay mới đường dây điện đủ to để tránh sụt áp. Nhưng tại các khu dân cư và nhà máy phát triển nhanh, lượng máy móc sử dụng điện tăng nhanh nên vẫn xảy ra tình trạng sụt áp trên đường dây dẫn.

Giải pháp lúc này là người dân nên sử dụng máy ổn áp để ổn định dòng điện sinh hoạt cho gia đình. Máy ổn áp có chức năng làm ổn định dòng điện đầu ra với điện áp đầu vào, thay đổi trong dải cho phép để máy ổn áp hoạt động. Bên cạnh đó, máy ổn áp còn có thể ngắt điện để bảo vệ thiết bị điện trong nhà khi hiệu điện thế dâng cao do chập điện bên ngoài hoặc do sét đánh,…

Bài viết trên, Giải Pháp Đo Kiểm đã giải đáp cho các bạn hiểu rõ điện áp là gì, cũng như cung cấp thêm các khái niệm phổ biến liên quan đến điện áp. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích nữa bạn nhé. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP ĐO KIỂM

    • Địa chỉ: 1/5 Đường An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP HCM
    • Hotline: 0901.668.234
    • Email: [email protected]
    • Website: www.truongduongsat.edu.vn
    • Facebook: https://www.facebook.com/giaiphapdokiem